Quá trình thi công Dự_án_đường_sắt_đô_thị_Thành_phố_Hồ_Chí_Minh

Đang xây dựng

 S  Tuyến số 1 (Tuyến Sài Gòn): Bến Thành - Suối Tiên

Bản đồ lộ trình tuyến số 1.

Tuyến số 1 có tổng chiều dài là 19,7 km được khởi công vào 2013 và dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành năm 2021.[3]

Tuyến số 1 chạy song song với xa lộ Hà Nội.

Điểm đầu của tuyến tại chợ Bến Thành, đi ngầm từ ga Bến thành đến ga Ba Son tại khu đô thị Vinhomes Golden River sau đó chạy dọc theo rạch Văn Thánh rồi đi ngang qua sông Sài Gòn sau đó chạy dọc theo xa lộ Hà Nội và kết thúc tại ga Bến xe Miền Đông mới.

Dự kiến tuyến số 1 sẽ được kéo dài từ ga Bến xe Miền Đông mới tới ga Dĩ An và phía nam thành phố Biên Hòa.

Toàn tuyến bao gồm 14 nhà ga và 1 nhà Depot, trong đó có 3 ga ngầm là Bến Thành, Nhà hát Thành phốBa Son. Còn 11 ga còn lại là ga trên cao (từ ga Văn Thánh đến ga bến xe Miền Đông mới).

Depot của tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên được đặt tại phường Long Bình, quận 9, đây là khu trung tâm điều khiển và bảo dưỡng tàu tuyến số 1 đến năm 2040.

 B  Tuyến số 2 (Tuyến Bà Quẹo): Củ Chi – Thủ Thiêm

Bản đồ lộ trình tuyến số 2.

Tuyến số 2 Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi - Thủ Thiêm có tổng chiều dài khoảng 48 km, được phê duyệt vào năm 2010. Nhưng do ảnh hưởng các yếu tố như trượt giá, chi phí tài chính, xây dựng,... mà dự án đã tăng mức vốn đầu tư lên 40.000 tỉ đồng. Dự kiến, tuyến số 2 (giai đoạn 1) sẽ hoàn thành vào năm 2024.

Tuyến số 2 sẽ được chia làm 3 giai đoạn

Tuyến sẽ có 42 nhà ga, trong đó có khoảng 16 nhà ga ngầm và hơn 10 nhà ga trên cao. Tuy nhiên, trong 42 nhà ga, hiện chỉ mới có 26 nhà ga được quy hoạch còn 16 nhà ga còn lại vẫn chưa được đưa vào bản vẽ.

Depot của tuyến số 2 được đặt tại phường Tân Thới Nhất, quận 12 có diện tích khoảng 25,47 ha và tại xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi. Hiện vẫn chưa được xây dựng.

Đang lên kế hoạch

 K  Tuyến số 3A (Tuyến Tân Kiên): Bến Thành - Tân Kiên

Tuyến số 3A có chiều là 19,8 km và 17 nhà ga.

Trong đó dự án sẽ được chia làm 2 giai đoạn

JICA đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi đã được tư vấn của JICA hoàn tất vào tháng 5/2017. Ban Quản lý đã tham mưu cho UBND Tp Hồ Chí Minh trình Bộ Kế hoạch và đầu tư về đề xuất dự án.[4]

 G  Tuyến số 4 (Tuyến Gò Vấp): Thạnh Xuân - Hiệp Phước

Tuyến số 4 là tuyến metro dài nhất trong hệ thống với 35,7 km có tất cả 33 ga (gồm 2 ga trên mặt đất, 16 ga trên cao, 15 ga ngầm)[5] và có tổng chi phí dự kiền là 4,57 tỷ USD.[4]

Dự án gồm 4 giai đoạn triển khai[5]

Hiện tại, có 3 nhà đầu tư đã quan tâm đến tuyến này là: Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Công ty GS E&C và Liên doanh Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô - Công ty Mosmetrostroy. Các nhà đầu tư này hiện đang trong quá trình nghiên cứu đề xuất dự án.

 T  Tuyến số 4B (Tuyến Tân Sơn Nhất): Gia Định - Lăng Cha Cả

Tuyến số 4B là một tuyến nhánh của tuyến số 4 (Gò Vấp) có chiều dài 3,4 km đi qua sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với 3 nhà ga là Gia Định (tuyến 4), Sân bay Tân Sơn Nhất, Lăng Cha Cả (tuyến 5), tổng chi phí dự kiến của dự án khoảng 0,8 USD[4]

Ngân hàng KEXIM tài trợ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại để thực hiện dự án Hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu tiền khả thi cho dự án tuyến 4B giai đoạn 1 (Lăng Cha Cả - Sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 1,7 km)

 C  Tuyến số 5 (Tuyến Cần Giuộc): Cầu Sài Gòn - Bx Cần Giuộc

Tuyến số 5 được phân kỳ đầu tư 2 giai đoạn

  • Giai đoạn 1 (Bảy Hiền - Cầu Sài Gòn) dài 8,9 km (1,4 km đi trên cao và 7,5 km đi ngầm) và 7 nhà ga. Dự án đã thu xếp đủ vốn từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và Tây Ban Nha. Tổng chi phí dự kiến là 1,92 tỷ USD.[4]
  • Giai đoạn 2 (Bảy Hiền - Bx Cần Giuộc) có chiều dài khoảng 14,5 km và 13 nhà ga, tổng chi phí dự kiến 2,105 tỷ USD. Hiện đã có 2 nhà đầu tư chính thức quan tâm đến dự án này, là: Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đang hoàn chỉnh hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi cho dự án; Công ty TNHH Lotte E&C (Hàn Quốc) đang thực hiện nghiên cứu đoạn từ Ga Đại học Y Dược đến Bến xe Cần Giuộc mới của dự án, theo hình thức hợp tác công - tư (PPP).[4]